image banner
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO CHO NÔNG DÂN

Những năm qua, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng chuyển từ đất trồng lúa sang trồng màu, cây ăn trái bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, có mô hình trồng màu trên giàn lưới đã giúp cho nhiều nông dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và từ mô hình trồng màu đã giải quyết việc làm tại chỗ cho những lao động lớn tuổi tại địa phương.

Theo số liệu thống kê của Hội Nông dân xã Lạc Tấn tổng diện tích gieo trồng hoa màu vụ hè thu là 18 hecta gồm khổ qua, ớt, bí đao chanh, đậu bắp và dưa leo. Để giúp nông dân trồng màu nắm bắt kỹ thuật sự phát triển của cây màu, ngay từ đầu vụ hè thu 2024 Hội Nông dân xã Lạc Tấn đã phối hợp với Trung Tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Trụ mở 02 cuộc chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng màu cho 02 tổ trồng màu ở ấp 4 và ấp 5 có 20 hội viên nông dân trồng màu tham dự. Để giúp cho nông dân trồng màu có nguồn vốn đầu tư vào mô hình của mình, thời gian qua Hội Nông dân xã Lạc Tấn đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Tân Trụ xét và giải ngân kịp thời cho 20 thành viên trồng màu ở ấp 4 và ấp 5 với tổng số tiền 580 triệu đồng. Đối với mô hình trồng màu ngoài công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay cho nông dân thì công tác tiêu thoát nước cũng đóng góp rất quan trọng trong suốt quá trình canh tác. Ngay từ đầu vụ UBND xã đã khảo sát và tổ chức nạo véc như tuyến kênh 9 Bích, Út Tú. Bên cạnh đó, còn phối hợp với Mặt trận đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh nội đồng đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong đó có cây màu vụ hè thu 2024. Đến thời điểm hiện tại vụ hoa màu hè thu 2024 nông dân cơ bản đã thu hoạch xong, đa số nông dân thu nhập lãi bình quân 50 triệu đồng/hecta. Hiện nông dân đang vệ sinh cải tạo đất để xuống giống vụ màu thu đông 2024.

Bên cạnh mô hình trồng màu thì mô hình trồng dừa xiêm lùn trên địa bàn xã trong những năm gần đây cũng phát triển. Theo số liệu thống kê tổng diện tích trồng dừa xiêm lùn Mã Lai trên địa bàn xã ước khoảng 8,5 hecta, phần lớn diện tích đang cho trái. Cây dừa xiêm lùn Mã Lai sau khi trồng khoảng 3 năm sẽ bắt đầu cho trái, tuỳ theo giá cả thị trường, tuỳ từng thời điểm dao động từ 2.500 đồng đến 6.000 đồng/trái, mỗi hecta trồng dừa sau khi trừ đi chi phí mỗi tháng nông dân lãi khoảng 15 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Chinh có 02 công đất trồng dừa xiêm lùn Mã Lai ở ấp 4 cho biết: “ Nông dân trồng dừa chỉ sợ nhất là đuông dừa, nếu không phát hiện kịp thời thì cây dừa sẽ chết, trồng lại sẽ mất thời gian, hiện tại vườn dừa nhà anh đang cho thu hoạch trái, với 02 công đất trồng dừa mỗi tháng anh bán được 7 triệu đồng, trừ đi chi phí đầu tư anh thu lãi khoảng 5 triệu đồng”.

 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một hướng đi tất yếu của nông dân hiện nay, tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng vùng đất của mình mà nông dân chọn một cây trồng thích hợp đem lại giá trị kinh tế cao góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ câu cây trồng trên địa bàn xã.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Chủ tịch Hội Nông dân xã Lạc Tấn Nguyễn Thị Ngân Thu cho biết thêm: “ Những năm qua, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Lạc Tấn phát triển mạnh mẽ; nhiều nông dân đã mạnh dạng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu, trồng cây ăn trái bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao đã góp phần chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã nhà”. Hướng tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao nhằm giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình có cuộc sống ấm no ngày càng hạnh phúc.

 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh